Doa là gì? Vì sao Doa lại quan trọng? Và cách hoạt động của nó
1. Giới thiệu chung về Doa
Doa là gì? Vì sao Doa lại quan trọng? Và cách hoạt động của nó:
Doa là quá trình gia công tinh lỗ sau khi khoan hoặc khoét nhằm nâng độ chính xác của lỗ khoan lên đến một kích thước nhất định, đồng thời giúp làm mượt và mịn thành lỗ. Tuy những lỗ to có thể được khoan (bored and ground) đến một đường kính chính xác, nhưng lỗ nhỏ cần phải sử dụng Doa. Doa còn là cách nhanh nhất dùng để làm mịn lỗ khoan, đặc biệt cho các ứng dụng cần lỗ mịn và nhẵn.
Doa có thể được sử dụng thủ công trực tiếp lên lỗ cần gia công. Tuy nhiên, Doa sẽ hiệu quả hơn khi được ứng dụng trên Máy như Máy khoan, Máy phay, và Máy tiện. Lúc này, Doa sẽ được giữ cố định và đồng tâm với lỗ khoan, sau đó, quá trình doa sẽ được thực hiện bằng Máy một cách nhẹ nhàng và chính xác.
2. Chi tiết về Doa:
Cơ chế hoạt động của Doa:
Đa phần Kim loại sẽ được loại bỏ bởi góc vát cạnh 45 độ ở đầu của Mũi Doa máy. Tuy Mũi Doa chỉ có thể loại bỏ phần nhỏ Kim loại, mũi này tập trung chủ yếu vào ứng dụng Doa, khuếch rộng lỗ, nâng cao độ chính xác và làm mịn thành lỗ - với rãnh vừa đủ để thoát chíp.
Mũi Doa sẽ được tối ưu hoá khi áp dụng trên các lỗ có kích thước nhỏ hơn yêu cầu (Undersized holes), lúc này, mũi Doa có thể loại bỏ phần Kim loại nhỏ để đạt kích thước đề ra của Kỹ thuật.
Nếu lỗ quá nhỏ, sẽ cần phải loại bỏ lượng Kim loại lớn, rãnh Doa sẽ không thoát chíp kịp, lúc này lỗ Doa có thể bị thô và không chính xác, đồng thời có thể gây ra hiện tượng nghẹt phôi và gãy mũi. Nếu lỗ quá lớn, sẽ không có nhiều Kim loại cần phải loại bỏ, lúc này mũi Doa sẽ đóng vai trò đánh bóng nhiều hơn là cắt gọt, và có thể dẫn đến lỗ Doa bị nhỏ lại (Undersized hole) do quá trình nén khi đánh bóng.
Lỗ Doa thường sẽ khoảng 0.0127mm (0.0005 inches) nhỏ hơn đường kính mũi Doa vì khối nguyên liệu sẽ nẩy ngược lại khi rút mũi Doa ra.
2 loại Doa thông dụng trên thị trường và điểm khác nhau của nó.
Mũi Doa Máy (Chucking Reamers):
Mũi Doa máy như tên gọi của nó, được ứng dụng trên Máy, bao gồm 2 thiết kế thông dụng là mũi Doa chuôi thẳng (Straight Shank) và chuôi Col (Morse Taper). Chung quy, mũi Doa với các đường kính nhỏ đa phần sẽ là chuôi thẳng, còn với đường kính lớn sẽ là chuôi Col, vì khi Doa đường kính lớn sẽ dùng nhiều lực xoắn ở mũi (Torque).
Mũi Doa tay (Hand Reamers):
Mũi Doa tay có phần chuôi được thiết kế hình vuông nhằm cố định vào cây tay quay taro để quay (như hình). Mũi Doa tay còn có thể được cố định vào Ê-tô bởi phần chuôi vuông của nó và khối nguyên liệu sẽ được xoay trên mũi Doa.
Ngoài ra, còn có một khác biệt quan trọng giữa Mũi Doa tay và Mũi Doa máy, đó chính là đoạn dẫn hướng (Starting taper). Mũi Doa tay sẽ có một đoạn dẫn hướng ngắn để giúp mũi Doa dễ dàng bắt đầu quá trình. Mũi Doa máy không có đoạn dẫn hướng này.
Mũi Doa tay sẽ loại bỏ Kim loại ít hơn nhiều so với mũi Doa máy, thường sẽ vào khoảng 0.0254mm (0.001 inches) đến 0.254mm (0.01 inches). Vì vậy, mũi Doa tay thường sẽ được sử dụng để “làm sạch" lỗ đã doa trước đó hoặc gia công những vị trí và kích thước mà mũi Doa máy không thực hiện được.
Vì sao Mũi Doa Máy (Chucking Reamers) còn có lưỡi xoắn?
Mũi Doa Xoắn hỗ trợ quá trình doa ở các lỗ chồng chất (Interrupted holes) hoặc là rãnh chữ V (keyways), là các lỗ giao nhau. Mũi Doa Xoắn sẽ nối những đoạn giao thoa giữa các lỗ và gia công chúng trở nên mịn hơn và không bị rung lắc.
Mũi Doa Xoắn Phải (Right-hand Spiral) là mũi thông dụng. Tuy nhiên, không nên sử dụng Mũi Doa Xoắn Phải trên vật liệu mềm và dẻo như Nhôm và Đồng, vì những vật liệu này sẽ có xu hướng kéo mũi Doa sâu vào lỗ (ảnh hưởng đến tốc độ, độ chính xác và bề mặt của vật liệu). Hãy dùng mũi Doa Xoắn Trái (Left-hand Spiral) trên Đồng, Nhôm và các vật liệu mềm, dẻo.
Mũi Doa Máy Xoắn yêu cầu nhiều lực ép hơn cho quá trình gia công. Ngoài ra, không nên sử dụng Mũi Doa Xoắn cho Lỗ Bít (Blind holes) vì những mũi doa này sẽ đẩy phôi / chíp về phía trước mũi, dễ dàng dẫn đến tình trạng nghẹt phôi trong lỗ.
Các vật liệu tạo nên mũi Doa
-
Thép gió HSS: là loại vật liệu thông dụng nhất cho cả Mũi Doa Tay và Mũi Doa Máy
-
Thép gió Cobalt HSS-Co: là loại vật liệu có độ hiệu quả cao hơn Thép gió HSS. HSS-Co có thể giúp tốc độ gia công tăng nhanh hơn HSS đến 25%, độ chống mài mòn và tuổi thọ cao hơn HSS. Thép gió Cobalt HSS-Co được sử dụng rộng rãi trên các vật liệu như Hợp kim Nikken cao, Thép không gỉ (Stainless Steel / SUS), Hợp kim Inconel, và Hợp kim Titanium.
-
Thép Hợp kim cứng Carbide: được sử dụng chủ yếu cho Gang (Cast iron), Kim loại màu (Non-ferrous Metals - Kim loại không chưa Sắt), Thép không gỉ (SUS), Nhựa (Plastic) và Thép độ cứng cao (Hardened steels). Carbide có khả năng chịu mài mòn và giữ lại được độ sắc bén ở nhiệt độ cao hơn thép gió HSS. *Lưu ý sử dụng Mũi Doa Carbide trên Máy gia công phù hợp.
-
Ngoài ra còn có Thép gió HSS phủ TiN (Titanium) hoặc TiALN (Titanium Aluminum Nitride), giúp nâng cao khả năng chống mài mòn và chịu nhiệt.
3. Những vấn đề và lưu ý khi sử dụng Doa:
Vấn đề thường xảy ra khi sử dụng Doa là sự Rung lắc (Chatter), tạo ra những đường vân trên bề mặt vật liệu khiến bề mặt không mịn và nhẵn. Cách để giảm thiểu sự rung lắc bao gồm :
-
Giảm tốc độ gia công (Speed).
-
Tăng hoặc Giảm bước tiến của Dao (Feed).
-
Tăng độ kẹp vững chắc của Bầu Kẹp, thông thường bằng cách giảm chiều dài của mũi Doa (phần thân) hoặc kiểm tra lại Bầu Kẹp.
-
Tạo một đoạn dẫn hướng ở lỗ rồi mới bắt đầu quá trình Doa.
-
Sử dụng Mũi Doa Mồi (Piloted Reamer).
Bài viết bên trên giới thiệu về chi tiết Doa, cơ chế hoạt động và những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng Doa. Mong rằng bài viết sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích để phục vụ quá trình học tập cũng như làm việc của bạn.
CÔNG TY TNHH NGŨ KIM DI KHÁNH
Chúng tôi chuyên cung cấp vật tư dự phòng công nghiệp, chuyên hàng khó tìm, thương mại đa ngành nghề.
Địa chỉ: Số A2/24, KDC KP Đồng An 2, P. Bình Hòa, Thuận An, Bình Dương, Việt Nam
Hotline : 0377 635 536 (Mr. Hùng)
Email: ngukimdikhanh@gmail.com